Tên môn học: VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
Mã môn học: NN205
Thời gian thực hiện môn học: 40 giờ; (Lý thuyết: 19 giờ; Thực hành: 19 giờ; Kiểm tra 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Đây là môn học cơ sở bắt buộc, được bố trí học sau các môn học đại cương và trước khi học các môn học chuyên ngành.
- Tính chất: Môn học cung cấp những kiến thức cở sở để học các môn bệnh cây đại cương, vi sinh chuyên khoa,…
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về các nhóm vi sinh vật, sinh lý-di truyền-biến dị ở vi sinh vật, những ứng dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp.
- Về kỹ năng: Biết các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật như nuôi cấy, quan sát và đếm số lượng tế bào vi sinh vật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phải có ý thức tự học, biết vận dụng kiến thức vào các môn chuyên ngành.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT | Tên chương, mục | Thời gian (giờ) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | |||
1 | Chương 1. MỞ ĐẦU 1. Đối tượng và nhiệm vụ của vi sinh vật học 2. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học 3. Vai trò của vi sinh vật 4. Phân loại vi sinh vật | 6 | 2 | 4 |
|
2 | Chương 2. CÁC NHÓM VI SINH VẬT 1. Vi sinh vật nhân nguyên 2. Vi sinh vật nhân thật 3. Virus | 9 | 5
| 4 |
|
3 | Chương 3. SINH LÝ HỌC VI SINH VẬT 1. Dinh dưỡng của vi sinh vật. 2. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật. | 14 | 5
| 8 | 1 LT |
4 | Chương 4. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở VI SINH VẬT 1. Di truyền vi sinh vật 1.1. Di truyền học vi nấm 1.2. Di truyền học vi rus 1.3. Di truyền học vi khuẩn 2. Biến dị ở vi sinh vật | 4 | 4 |
|
|
5 | Chương 5. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP 1. Chế phẩm vi sinh vật làm phân bón và cải tạo đất. 2. Chế phẩm vi sinh vật trong bảo vệ thực vật | 7 | 3 | 3 | 1TH |
6 | Cộng | 40 | 19 | 19 | 2 |
- Giáo viên: Trương Thị Mỹ Phẩm